Hướng dẫn vận hành xe nâng người, đảm bảo an toàn nhất

tay-dieu-khien-tren

Trong quá trình làm việc trên cao, việc sử dụng xe nâng người được xem là một trong những phương pháp an toàn nhất. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng có những nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến việc vận hành xe nâng người. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động và hiệu suất công việc, việc nắm rõ khả năng vận hành của xe là điều cực kỳ quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn vận hành xe nâng người, đảm bảo an toàn nhất

NẮM RÕ CÁC CHỨC NĂNG ĐIỀU KHIỂN

Sử dụng xe nâng người thành thạo sẽ giúp người điểu khiển thao tác dễ dàng hơn, đồng thời, xử lý các sự cố nhanh hơn. Bởi vậy, người điểu khiển xe nâng không chỉ biết mà còn phải vận hành xe một cách thành thạo nhất

Xe nâng người cắt kéo gồm 2 bảng điều khiển để thao tác, bao gồm: bảng điều khiển bên dưới và bảng điều khiển trên sàn

1. Bảng điều khiển bên dưới

bang-dieu-khien-duoi

– Khóa chuyển trên sàn – Dưới sàn

Đây là khóa sử dụng để chuyển đổi chế độ điều khiển giữa 2 bảng điều khiển, gồm 3 vị trí: trên sàn – Vị trí khóa (vị trí 0) – dưới sàn. Khóa ở chế độ nào thì tương ứng với bảng điều khiển vị trí sàn đó hoạt động

  • Khóa ở vị trí trên thì bảng điều khiển trên sàn sẽ hoạt động
  • Khóa ở vị trí dưới thì bảng điều khiển dưới hoạt động
  • Khóa ở vị trí khóa thì 2 bảng sẽ không hoạt động

– Nút dừng khẩn cấp: Nút to nổi bật, dễ nhận thấy. Nút dừng khẩn cấp dùng để ngắt toàn bộ nguồn điện bên dưới khi xe bị ấn xuống. Muốn sử dụng nút này, người điều khiển phải dùng tay kéo ra.

– Công tắc nâng hạ: Nếu màn sàn di chuyển lên cao, người điều khiển gạt công tắc lên phía trên và giữ, đến khi nào sàn trên đạt độ cao yêu cầu thì bỏ tay, cần gạt sẽ tự động trở về vị trí cũ. Thao tác ngược lại nếu muốn hạ sàn.

2. Bảng điều khiển bên trên

tay-dieu-khien-tren

– Tay điều khiển: Phía trước của tay điều khiển có có một cần bóp (lưỡi gà). Muốn sử dụng tay điều khiển thì phải bóp cần gạt lại đồng thời sử dụng chức năng khác như đẩy cần, đánh lại trái phải.

Tay điều khiển một một cơ cấu cơ khí có thể đẩy về phía trước hoặc kéo về phía sau. Càng kéo hoặc đẩy ra xe vị trí trung tâm thì tốc độ di chuyển (hoặc tốc độ nâng hạ) càng lớn, càng về gần điểm ở giữa thì tốc độ càng nhỏ và dần về 0.

– Nút dừng khẩn cấp: tương tự như nút dừng khẩn cấp phía dưới.

Lưu ý: Khi muốn dừng khẩn cấp cả xe nâng thì nút dừng khẩn cẩn cả ở bảng điều khiển bên trên và bảng điều khiển bên dưới phải được kéo ra.

– Nút chọn chức năng nâng hạ: Nhấn chọn nút này khi cần nâng hạ xe. Đẩy tay điều khiển về phía trước nếu muốn nâng sàn lên, kéo tay cần về phía sau nếu muốn hạ sàn xuống

– Nút chọn chức năng di chuyển: Nhấn chọn nút này để thực hiện chức năng di chuyển của xe. Đẩy tay điều khiển về phía trước nếu muốn tiến hoặc kéo tay về phía sau nếu muốn lùi

– Nút chọn di chuyển nhanh- chậm: Nhấn lần 1 để chọn tốc độ chậm (rùa). Nhấn lần nữa để đổi sang chế độ nhanh (thỏ)

– Tay điều khiển: Phía trước của tay điều khiển có có một cần bóp (lưỡi gà). Muốn sử dụng tay điều khiển thì phải bóp cần gạt lại đồng thời sử dụng chức năng khác như đẩy cần, đánh lại trái phải.

– Nút điều khiển đánh lái trái phải: Bên trên tay điều khiển con có 2 nút đánh lái và đánh lái phải.

3. Chốt hạ khẩn cấp

van-khan-cap

Trong quá trình làm việc, khi người lao động vẫn ở trên cao mà xe gặp sự cố, không hoạt động hay không thể nâng hạ được thì cần sử dụng chốt hạ khẩn cấp. Chốt hạ này hoạt động dựa trên nguyên lý xả dầu thủy lực ở xi lanh nâng, giúp sàn trên hạ độ cao xuống tới mức thấp nhấp, đảm bảo an toàn cho người lao động

4. Mở phanh để đẩy xe.

Sẽ có một vài trường hợp xe bị sự cố, nhưng cần phải di chuyển ra vị trí khác để sửa chữa hay tránh ảnh hưởng tới các công việc khác. Để làm được điều đó thì có cơ chế vô hiệu hóa chức năng của phanh (thắng), bằng cách tạo áp lực thủy lực để đẩy lại lực ép của phanh (thắng) không cho ép vào bánh xe. Bằng cách đó có thể đẩy xe đi một cách dễ dàng.

cac-chuc-nang-xe-nang-nguoi-2

– Cách thực hiện:

Bước 1: Dùng tay ấn chốt màu đen vào bên trong.

Bước 2: Tiếp đến dùng tay bơm liên tục núm màu đỏ để tạo áp suất dầu trong vòng 1 phút.

Lưu ý: Không được mở phanh khi xe đang ở trên mặt nghiêng, dốc.

TUÂN QUY TẮC AN TOÀN KHI VẬN HÀNH XE

Trong hướng dẫn vận hành xe nâng người an toàn, các quy tắc vận hành là điều mà bắt buộc người điều khiển phải nắm rõ và tuân theo.

1. Trước khi làm việc

Người điều khiển cần phải kiểm tra, đảo bảo an toàn các yếu tố sau:

– Địa hình làm việc:

  • Không được làm việc tại khu vực có địa hình không đảm bộ độ thằng bằng cho xe như nơi nghiêng, dốc, nơi có cát lún hay gồ ghề lớn. Với địa hình bằn phẳng, cứng cáp, nên sử dụng bánh xe cao su. Nếu địa hình không phẳng (mặt đá dăm, mặt nhám…) thì nên dùng bánh lốp. Dù trong điều kiện nào, địa hình cần phải đảm bảo sự cân bằng cho xe
  • Không có hố ga hay vật cản: Khi xe di chuyển và gặp phải hố gay hay vật cản, xe rất dễ bị lật, gây nguy hiểm cho người ở trên sàn xe.
  • Địa điểm làm việc không có nhiều người. Phương án tốt nhất là nên đặt biển cảnh báo hoặc làm rào cắn cách xa khu vực làm việc
  • Kiểm tra phía trên trần nhà: Khi làm việc trong nhà, cần kiểm tra phía trên trần nhà các vị trí tiềm ẩn nguy cơ gây chấn thương khi nâng sàn xe (như các chốt kim loại, đường ống, đèn, quạt trần…)
  • Các vị trí có đường điện trên cao: Cần cẩn thận, có phương án tiếp cận an toàn, tránh để xảy ra sự cố nguy hiểm do dò điện, chập điện, dứt cáp… Đặc biệt là sự cố phóng điện tại các đường dây điện hay cột điện cao áp

– Kiểm tra xe: Kiểm tra các hiện tượng bất thường của xe trước khi vận hành:

  • Kiểm tra lốp xe có bị nổ, vỡ không
  • Vận hành thử các chức năng điều khiển ở cả 2 bảng điều khiển
  • Kiểm tra chốt hạ cần khẩn cấp có hoạt động không
  • Nếu xe chạy dầu, kiểm tra còn đủ lượng dầu để hoạt động không
  • Kiểm tra khung xe có bị móp méo, chắp vá gì nghiêm trọng không

– Chuẩn bị đồ bảo hộ cần thiết: Cần phải chuẩn bị các đồ bảo hộ cần thiết như dây đai an toàn, mũ bảo hộ, găng tay chống điện (nếu làm việc gần đường điện).

– Đảm bảo người làm việc đạt trạng thái sức khỏe tốt nhất: Không say xỉn, đau ốm, không mắc các bệnh về tim mạch, không bị chứng tiền đình…

2. Trong quá trình làm việc

Trong quá trình làm việc, chủ yếu là các thao tác vận hành. Sử dụng các tính năng di chuyển, nâng lên hạ xuống một cách từ từ. Luôn theo dõi tình trạng vận hành của xe để xử lý sự cố khi xảy ra

Ngoài ra, người làm việc trên sàn trên cần phải thắt dây an toàn, làm việc trong khu vực cố định của sàn xe. Tuyệt đối không cơi nới sàn trên, trèo ra ngoài khu vực cố định để làm việc… Đồng thời, không được để quá nhiều người hay mang đồ nặng quá trọng lượng cho phép lên sàn xe.

Nếu muốn di chuyển sang vị trí khác, hãy hạ thấp xe rồi di chuyển. Điều này sẽ giúp xe thăng bằng, đảm bảo an toàn cho xe

3. Kết thúc quá trình vận hành xe nâng người

– Hạ sàn xuống mức thấp nhất trước khi xuống xe

– Di chuyển xê về khu vực cất giữ

– Sử dụng nút dừng khẩn cấp để ngắt nguồn, tắt xe

Trên đây là những hướng dẫn vận hàng xe nâng người khi làm việc. Trong bất cứ trường hợp nào, hãy luôn tuân theo các quy tắc, đảm bảo sự an toàn tối đa và hiệu quả khi làm việc trên cao.

Liên hệ